HT

BỆNH LIỆT VII NGOẠI BIÊN

Thứ hai - 02/12/2024 02:04
BỆNH LIỆT VII NGOẠI BIÊN

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên làm mất chức năng thần kinh trên khuôn mặt do làm ảnh hưởng đến hình ảnh, khả năng giao tiếp và thể hiện cảm xúc, tâm lý của người bệnh.

Bệnh còn ảnh hưởng đến thị lực và việc thực hiện một số  hoạt động thường ngày như ăn nhai, uống nước, vệ sinh răng miệng khó khăn hơn.

Nặng nề hơn có thể để lại di chứng co thắt cơ mặt lan tỏa, chảy nước mắt khi hoạt động cơ mặt.

* Nguyên nhân bệnh có thể do:

- Sự tấn công của virus như Herpes, Zoster lên dây thần kinh VII làm cho dây thần kinh VII bị viêm.

- Nguyên nhân khác (nhiễm khuẩn dây thần kinh VII, abces vùng đầu mặt cổ hoặc phần mềm quanh tai, chấn thương hoặc khối u ở đầu mặt cổ,…). 

* Bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên thường biểu hiện:

- Mờ nếp nhăn trán, mất rãnh mũi má, lệch nhân trung, méo miệng, mắt bên liệt nhắm không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài.

- Có thể có rối loạn thần kinh thực vật kèm theo như: chảy nước mắt, khô mắt, giảm vị giác, giảm tiết nước bọt, nghe vang đau, cảm giác đau sau tai.

* Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên:

+ Nội khoa:

- Có thể sử dụng corticoid để giảm phù nề chèn ép trong ống xương

- Thuốc chống virus cho những trường hợp có nhiễm virus gây đau vùng sau tai, rối loạn cảm giác vùng mặt,

+ Ngoại khoa: Được chỉ định cho các trường hợp liệt mặt xảy ra ngay sau chấn thương xương đá, sau phẫu thuật tai, do cholesteatoma, do khối u, do lạnh mà đã điều trị nội khoa trên 6 tuần không có hiệu quả, giai đoạn di chứng.

+ Các phương pháp y học cổ truyền và vật lý trị liệu – phục hồi chức năng:

- Châm cứu với các hình thức châm (hào châm, mãng châm, ôn châm, điện châm, thủy châm), cứu, cấy chỉ.

- Xoa bóp bấm huyệt, và các bài tập các cơ của mặt tạo điều kiện giữ trương lực cơ và phân bố mạch để chống teo cơ.

* Hướng dẫn chăm sóc người bệnh liệt mặt ngoại biên:

Ngay khi phát hiện ra bệnh, cần kiên trì thực hiện các bài tập phục hồi chức năng cơ vùng mặt và các biện pháp chăm sóc thường xuyên:

- Giữ ấm vùng mặt khi đi ra ngoài

- Giữ vệ sinh mắt: dùng chất làm trơn, nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý…để tránh khô mắt và hạn chế bội nhiễm mắt do mi mắt không nhắm kín, mang kính khi đi ra ngoài, có thể dùng khăm mềm kéo mi mắt bên liệt đóng kín khi ngủ, băng mắt khi ngủ.

- Vệ sinh răng miệng: đặc biệt người cao tuổi và trẻ em, do liệt các cơ vùng mặt gây ứ đọng thức ăn khi ăn nhai, thao tác súc miệng bị chảy ra ngoài…nên dễ viêm nhiễm răng miệng.

- Tập cơ vùng mặt bên liệt: nhai kẹo cao su, tập phát âm: A, O,U, E…

* Phòng ngừa:

Không tiếp xúc đột ngột với khí lạnh, giữ ấm cơ thể, hạn chế tắm đêm, không tắm bằng nước lạnh.

Tập thể dục thường xuyên.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng.

Khám sức khỏe định kỳ tầm soát các khối u vùng đầu, mặt, cổ.

1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây