Bệnh viêm mũi (VA) ở trẻ
Vừa qua, Khoa Tai mũi họng - Mắt - Răng hàm mặt, Trung tâm Y tế huyện Hải Hà tiếp nhận nhiều trẻ thường xuyên ngạt tắc mũi, sau đó gia đình đưa tới viện, qua thăm khám nội soi tai mũi họng ghi nhận bệnh nhân bị viêm mũi (VA) mạn tính. Các bác sĩ Khoa TMH - Mắt - RHM, đã tiến hành mổ nạo VA.
* Dưới đây là một số dấu hiệu quan trọng cha mẹ cần lưu ý:
- Viêm VA là bệnh thường gặp trong tai mũi họng. VA là tổ chức Lympho ở vòm mũi họng, khi tổ chức này viêm và quá phát thành khối to (gọi là sùi vòm họng) thì sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí. VA phát triển đến 6 tuổi thì hết, cá biệt có thể thấy ở người lớn. VA phát triển mạnh nhất ở trẻ nhỏ từ 6 tháng - 4 tuổi và thoái triển từ 5-6 tuổi trở đi.
* Những điều cần biết về bệnh viêm mũi VA ở trẻ:
- Thường xuyên ngạt tắc mũi dẫn đến trẻ thở bằng miệng, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ (hội chứng ngưng thở lúc ngủ). - Giọng nói thay đổi (khàn tiếng, giọng mũi kín).
* Hậu quả:
- Thiếu oxy mãn tính → ảnh hưởng đến phát triển thể chất, trí tuệ.
- Biến dạng khuôn mặt (hàm hô, răng mọc lệch).
- Dẫn đến biến chứng: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản tái phát.
- Viêm tai giữa tái diễn:VA lớn chèn ép vòi nhĩ → ứ dịch tai giữa → giảm thính lực, xẹp nhĩ, viêm tai dính
- Nhiễm trùng lan rộng: Viêm phổi, viêm cầu thận (hiếm).
- Tuổi phù hợp để nạo VA: Thường cho trẻ trên 6 tuổi
Qua đây, chúng tôi khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên nên cho trẻ đến khám và tư vấn can thiệp phẫu thuật nạo VA kịp thời tại Trung tâm Y tế Hải Hà.
Tác giả: Trung tâm Y tế Hải Hà
Những tin cũ hơn