Quy định mức giá dịch vụ y tế không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT
- Thứ năm - 06/07/2017 09:00
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tạo bình đẳng trong chi trả dịch vụ khám, chữa bệnh
Hiện nay, các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) của Nhà nước trên địa bàn tỉnh đang thực hiện 2 loại giá dịch vụ: Giá dịch vụ theo Nghị quyết 57/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (trên cơ sở Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC) đối với người không có thẻ BHYT và giá dịch vụ KCB BHYT đối với người có thẻ BHYT theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC.
Mức giá giữa 2 nhóm đối tượng có sự chênh lệch lớn, giá đối với người có thẻ BHYT cao hơn trung bình 20-50% so với giá của người không có thẻ BHYT. Điều này gây mất bình đẳng trong việc chi trả dịch vụ KCB, khó khăn trong quản lý của các cơ sở KCB.
Ngày 15-3-2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức giá tối đa khung giá dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của Nhà nước (gọi tắt là Thông tư 02). Theo đó, người bệnh không có thẻ BHYT đi KCB được thực hiện mức giá quy định của Thông tư này. Thẩm quyền ban hành quy định mức giá trên do HĐND tỉnh quyết định (quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư 02). Do đó, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 4426/TTr-UBND ngày 20-6-2017 trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức giá dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Theo đề xuất của UBND tỉnh tại Tờ trình số 4426/TTr-UBND, cơ cấu giá dịch vụ KCB bao gồm 4 nhóm yếu tố: Chi phí về thuốc, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện các dịch vụ KCB; chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ; chi phí phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật... Tổng cộng có 1.929 danh mục dịch vụ, trong đó có 1.916 danh mục dịch vụ KCB quy định trong Thông tư 02 và 13 dịch vụ KCB chưa có trong danh mục quy định tại Thông tư 02 của Bộ Y tế. Thời điểm thực hiện giá dịch vụ từ ngày 1-10-2017.
Căn cứ vào Tờ trình số 4426 của UBND tỉnh, HĐND tỉnh đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết quy định mức giá dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thay thế Nghị quyết số 57/2012/NQ-HĐND ngày 11-7-2012 của HĐND tỉnh.
Theo đánh giá của Sở Y tế, nếu Nghị quyết được ban hành, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT bằng mức giá của người có thẻ BHYT sẽ giúp các cơ sở KCB của Nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lộ trình tự chủ theo quy định tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Các cơ sở KCB có thêm kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, mua bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác KCB, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng KCB đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Đến ngày 30-4-2017, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trong toàn tỉnh đạt 90,2% dân số; còn 9,8% dân số của tỉnh chưa tham gia BHYT (khoảng 123.286 người). Những người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, người dân sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ cận nghèo đã được Nhà nước mua hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT. Những đối tượng còn lại chủ yếu là tiểu thương, kinh doanh cá thể có thu nhập và mức sống khá nhưng chưa tham gia BHYT. Như vậy, việc điều chỉnh dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT về cơ bản không ảnh hưởng lớn tới người dân trong tỉnh. Việc điều chỉnh này tạo yếu tố tích cực trong chăm sóc sức khoẻ người dân: Tạo sự công bằng về giá giữa 2 nhóm đối tượng người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT; đồng thời góp phần thúc đẩy người dân tham gia BHYT, đảm bảo thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân; đến năm 2020 đạt tỷ lệ trên 95% dân số.
Báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh đề xuất thời điểm áp dụng từ 1-10-2017 thay vì thời điểm 1-8-2017. “Đây là thời điểm hợp lý để các cơ quan, đơn vị có thời gian tuyên truyền, phổ biến về việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ KCB, đồng thời để người dân chưa có thẻ BHYT nắm vững thông tin, kịp thời tham gia BHYT trước khi quy định mức giá mới có hiệu lực thực hiện” - bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế nói.
Nguồn: baoquangninh.com.vn
Hiện nay, các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) của Nhà nước trên địa bàn tỉnh đang thực hiện 2 loại giá dịch vụ: Giá dịch vụ theo Nghị quyết 57/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (trên cơ sở Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC) đối với người không có thẻ BHYT và giá dịch vụ KCB BHYT đối với người có thẻ BHYT theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC.
Mức giá giữa 2 nhóm đối tượng có sự chênh lệch lớn, giá đối với người có thẻ BHYT cao hơn trung bình 20-50% so với giá của người không có thẻ BHYT. Điều này gây mất bình đẳng trong việc chi trả dịch vụ KCB, khó khăn trong quản lý của các cơ sở KCB.
Ngày 15-3-2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức giá tối đa khung giá dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của Nhà nước (gọi tắt là Thông tư 02). Theo đó, người bệnh không có thẻ BHYT đi KCB được thực hiện mức giá quy định của Thông tư này. Thẩm quyền ban hành quy định mức giá trên do HĐND tỉnh quyết định (quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư 02). Do đó, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 4426/TTr-UBND ngày 20-6-2017 trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức giá dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Theo đề xuất của UBND tỉnh tại Tờ trình số 4426/TTr-UBND, cơ cấu giá dịch vụ KCB bao gồm 4 nhóm yếu tố: Chi phí về thuốc, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện các dịch vụ KCB; chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ; chi phí phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật... Tổng cộng có 1.929 danh mục dịch vụ, trong đó có 1.916 danh mục dịch vụ KCB quy định trong Thông tư 02 và 13 dịch vụ KCB chưa có trong danh mục quy định tại Thông tư 02 của Bộ Y tế. Thời điểm thực hiện giá dịch vụ từ ngày 1-10-2017.
Căn cứ vào Tờ trình số 4426 của UBND tỉnh, HĐND tỉnh đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết quy định mức giá dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thay thế Nghị quyết số 57/2012/NQ-HĐND ngày 11-7-2012 của HĐND tỉnh.
Theo đánh giá của Sở Y tế, nếu Nghị quyết được ban hành, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT bằng mức giá của người có thẻ BHYT sẽ giúp các cơ sở KCB của Nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lộ trình tự chủ theo quy định tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Các cơ sở KCB có thêm kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, mua bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác KCB, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng KCB đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Đến ngày 30-4-2017, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trong toàn tỉnh đạt 90,2% dân số; còn 9,8% dân số của tỉnh chưa tham gia BHYT (khoảng 123.286 người). Những người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, người dân sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ cận nghèo đã được Nhà nước mua hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT. Những đối tượng còn lại chủ yếu là tiểu thương, kinh doanh cá thể có thu nhập và mức sống khá nhưng chưa tham gia BHYT. Như vậy, việc điều chỉnh dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT về cơ bản không ảnh hưởng lớn tới người dân trong tỉnh. Việc điều chỉnh này tạo yếu tố tích cực trong chăm sóc sức khoẻ người dân: Tạo sự công bằng về giá giữa 2 nhóm đối tượng người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT; đồng thời góp phần thúc đẩy người dân tham gia BHYT, đảm bảo thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân; đến năm 2020 đạt tỷ lệ trên 95% dân số.
Báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh đề xuất thời điểm áp dụng từ 1-10-2017 thay vì thời điểm 1-8-2017. “Đây là thời điểm hợp lý để các cơ quan, đơn vị có thời gian tuyên truyền, phổ biến về việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ KCB, đồng thời để người dân chưa có thẻ BHYT nắm vững thông tin, kịp thời tham gia BHYT trước khi quy định mức giá mới có hiệu lực thực hiện” - bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế nói.
Nguồn: baoquangninh.com.vn