Trung tâm y tế huyện Hải Hà

Thể dị ứng hiếm gặp - Hội chứng mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính (AGEP)

Đăng lúc: Chủ nhật - 31/03/2024 20:59 - Người đăng bài viết: Trung tâm y tế huyện Hải Hà
Thể dị ứng hiếm gặp - Hội chứng mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính (AGEP)
Ngày 21/3/2024, TTYT Hải Hà tiếp nhận bệnh nhân 13 tuổi nhập viện  trong tình trạng nổi mụn mủ toàn thân ngày thứ 2. Qua khai thác bệnh sử phát hiện người bệnh viêm long đường hô hấp tự đến quầy thuốc mua thuốc không rõ loại (được cho là kháng sinh). Sau dùng thuốc 1 ngày trẻ xuất hiện mảng đỏ da tăng dần, sau đó bề mặt da có nhiều mụn mủ kích thước 2-3mm phân bố đối xứng hai bên ở da đầu ngực, lưng, chân, tay, ngoài ra không sốt, Không ghi nhận khác ở lưỡi, đau khớp cũng như bệnh lý nền khác.
Qua hội chẩn bác sĩ chuyên khoa da liễn người bệnh được chẩn đoán: Hội chứng mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính (AGEP). Được xử trí biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại bệnh viện (bao gồm bù dịch và điện giải) corticosteroid toàn thân và tại chỗ, thuốc kháng histamin đường uống, được tư vấn về bệnh, không tái sử dụng các thuốc đã dùng trước đó.
Sau 3 ngày theo dõi, hầu hết mụn mủ, hồ mủ tróc bong nhiều vảy, không nổi thêm sang thương mới. Bệnh nhân được xuất viện sau 5 ngày điều trị.
* Theo bác sĩ da liễu cho biết:
Dị ứng thuốc là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc (sự kết hợp dị nguyên với kháng thể dị ứng hoặc lymoho bào mẫn cảm) do đã có giai đoạn mẫn cảm. Dị ứng thuốc thường không phụ thuộc vào liều lượng, có tính mẫn cảm chéo, với một số triệu chứng và hội chứng lâm sàng đặc trưng, thường có biểu hiện ngoài da và ngứa. Nếu dùng lại thuốc đã gây dị ứng thì phản ứng dị ứng sẽ xảy ra nặng hơn và có thể tử vong. Dị ứng thuốc chiếm khoảng 10 - 15% các phản ứng có hại do thuốc.
Hội chứng mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính (AGEP) là thể dị ứng hiếm gặp (~ 1:100 000 người bệnh điều trị), 90% gây ra do thuốc. Những loại thuốc có thể dẫn đến đến AGEP như: Kháng sinh là một trong những loại thuốc hay gặp trong các ca AGEP do thuốc nhất. Các loại thuốc khác có liên quan đến AGEP bao gồm các thuốc chống nấm đường uống (ví dụ: terbinafin), thuốc chẹn kênh calci (ví dụ, diltiazem), hydroxychloroquin, carbamazepin và paracetamol. Ibuprofen gần đây cũng được đánh giá là một tác nhân có khả năng gây ra AGEP.
* Để hạn chế nguy cơ dị ứng thuốc người bệnh cần tuân theo những quy tắc sau:
- Chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác vì đơn giản nghĩ rằng họ có bệnh lý giống mình.
- Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa.
- Khi đi khám bệnh ở bác sĩ hoặc đến nhà thuốc mua thuốc thì phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

 

 
 

Từ khóa:

gặp hội, toàn thân

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Fanpage TTYT Hải Hà

CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ QUẢNG NINH

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bệnh viện Sản Nhi Bệnh viện Bãi Cháy Trung tâm kiểm soát bệnh tật - CDC Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả Bệnh viện Lao và phổi Bệnh viện lão khoa Bệnh viện Y dược cổ truyền Trung tâm y tế Hạ Long Trung tâm y tế Ba Chẽ Trung tâm y tế Bình Liêu Trung tâm y tế Đầm Hà Bệnh viện đa khoa Hạ Long Trung tâm y tế Tiên Yên Trung tâm y tế Vân Đồn Trung tâm y tế Cẩm Phả Trung tâm Y tế Móng Cái Trung tâm Y tế Uông Bí Trung tâm y tế Đông Triều Trung tâm y tế Quảng Yên