Theo hướng dẫn dinh dưỡng MyPlate của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bé 2-3 tuổi nên ăn một cốc trái cây mỗi ngày; bé 4-8 tuổi ăn 1-1,5 cốc trái cây mỗi ngày; bé 9-13 tuổi nên ăn 1,5 cốc trái cây mỗi ngày. Trong khi đó, trẻ em gái nên ăn 1,5 cốc trái cây mỗi ngày; còn trẻ em trai nên ăn 2 cốc trái cây mỗi ngày.
Lưu ý, khẩu phần một cốc trái cây (cắt nhỏ) tương đương với một quả táo nhỏ hoặc 1/2 quả táo lớn; một cốc nước sốt táo; một quả chuối lớn; khoảng 32 trái nho không hạt; một quả bưởi vừa; một quả cam lớn; một quả đào lớn; một quả lê vừa; khoảng 8 quả dâu tây lớn; một miếng dưa hấu dày; 1/2 cốc nho khô.
Một ly nước trái cây nguyên chất cũng được coi là một khẩu phần trái cây nhưng tốt hơn cha mẹ nên cho con ăn quả vì nó có nhiều chất xơ.
Mùa hè kéo theo lo ngại về các bệnh theo mùa ở trẻ như tiêu chảy, say nắng, đột quỵ do nhiệt. Nhiệt độ cao thường làm cơ thể mất nước, dẫn đến suy giảm chất dinh dưỡng, sự mất dinh dưỡng này rõ ràng hơn ở trẻ em. Do đó, điều cần thiết là phải bổ sung bằng chế độ ăn uống.
Trong trái cây mùa hè, một số chất có thể làm mát, làm dịu cơn khát lành mạnh cho trẻ bao gồm vitamin, khoáng chất, chất xơ, hàm lượng nước, chất điện giải và chất chống oxy hóa.
Dưa hấu
Dưa hấu chứa 92% nước, chất điện giải giúp giữ nước cho cơ thể, cung cấp năng lượng, loại bỏ độc tố, là cách giải nhiệt phổ biến. Hàm lượng chất xơ trong dưa hấu tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón. Loại quả này cũng rất giàu vitamin A giúp tăng cường cơ mắt, bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương.
Dưa lưới
Tương tự, dưa lưới cũng có hàm lượng nước cao, giúp giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Thực phẩm rất giàu kali, hỗ trợ điều chỉnh huyết áp. Hàm lượng chất xơ cao, chất béo không đáng kể trong dưa lưới giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó còn là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giảm táo bón.
Táo
Táo giúp trẻ no lâu hơn vì rất giàu dinh dưỡng, chất xơ. Trong đó, pectin là một loại chất xơ hòa tan có lợi trong việc ngăn ngừa tiêu chảy, các vấn đề tiêu hóa khác ở trẻ.
Táo cũng chứa chất chống oxy hóa giúp cải thiện khả năng miễn dịch, có thể làm giảm triệu chứng của các vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ em như hen suyễn. Hợp chất quercetin - một loại flavonoid được tìm thấy trong táo - có thể giữ cho các tế bào não khỏe mạnh, tăng cường nhận thức, trí nhớ của trẻ. Bên cạnh đó, táo còn là nguồn cung cấp vitamin B tổng hợp dồi dào; chứa một lượng nhỏ kali, canxi và phospho.
Đu đủ
Đu đủ được cho là có tác dụng làm dịu vết cháy nắng, giảm rám nắng. Loại trái cây mùa hè này chứa một loại enzyme gọi là papain hỗ trợ tiêu hóa. Thực phẩm giàu kali, vitamin C, K và A giúp duy trì hệ thống miễn dịch của trẻ.
Chuối
Chuối giàu carbohydrate cung cấp năng lượng cho trẻ. Quả cũng là nguồn vitamin B6 dồi dào, bảo vệ hệ thần kinh khỏe mạnh, sản xuất năng lượng cần thiết cho cơ thể. Mặt khác, chuối cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin C và kali. Các chất điện giải như kali bị thiếu hụt khi trẻ bị tiêu chảy, có thể khiến người bệnh cảm thấy kiệt sức. Do đó, chuối có thể bổ sung các chất dinh dưỡng đã mất.
dưa hấu, khoáng chất, năng lượng, cần thiết, tham gia, hoạt động
Ý kiến bạn đọc